top of page
Search
ha

Memory of humankind

Updated: Aug 22

Hellu

This is my first post on my new platform for the brain dumps that I used to host on WordPress. I decide to change platform for no reason. I just think I want to then I did it. I wish that attitude applied to all other kinds of other shits in my life.

So the gist is that on my old WordPress page, I posted a bunch of my raw/kinda edited version of either my brain dumps/high school essays/iconic posts for my iconic events. But all of those are written in Vietnamese. So like, I need to translate it to English. And I have been doing that for 2 years. Then I think I want a new platform. So I did. And here we are.

So the reason why I choose this piece to be the first piece to be translated and then public it, is becuz I like it. Yies. So here you go, my very embarrassing piece of literature. Enjoy or not, tenkyou for dropping by.

Now let's get to the real shit.


oh btw this is one of the crazy high school essay thingy i had to do during my 11/12th grade i think.


 

- OG Version -


 

<Vietnamese version below>

NOTES:

- gray text is literally translated from the og Vietnamese ver. down below. (i think, not sure tho)

- blue italic text is 2023 Monica extra editing -

 

/ENG VER/

 

SO

I should be writing my assignment or studying for the test, but, foolishly, I decided to revise my essay and upload it here :). The topic is to write down thoughts and feelings regarding the lecture "After Covid-19, what else will happen?" by lecturer Diem Lien Khoa. I wrote more about emotions and not much research hear lol gomen because I really liked Diem Lien Khoa's lecture (idk why that makes sense, but that’s what I wrote :)?). I will include the lecture and related materials at the end of my essay. Everyone should read it first because there are some related sections in my essay and Diem Lien Khoa is really an excellent writer. The essay is so goddamn long and probably no one will read it, but for those who do, thank you :)


(i was so cute lmao)

 

"Memory cannot change the world, but it gives us a sincere heart."


Looking around, the world is constantly changing, looking to the future, sometimes we only see a loop. After Covid-19, what can we expect? What can we expect when we see "the bodies still not cold and the people still mourn" and at the same time hear people shouting with thousands of congratulations? Diem Lien Khoa had an online lecture on February 21, after the epidemic broke out in China, her homeland, and around the world. Although we may not be on the same political platform and social vision as lecturer Diem Lien Khoa, each of us can draw something for ourselves about personal memories, community awareness, and especially how life is operating around us, in the midst of chaos.


As the cliché of all time, as humans, we are just tiny specks of dust in the vast universe. What do we have left, when our bodies are buried in the cold soil, when we become worm’s food?


Because we are human, we are small and weak, as an individual, and as a group. We swim on the ground with gods of omnipotent and money flying in the sky and with something crawling below us down the basement, something, uhhh, none of us remember or know what is it down there, do we? Memories are easily twisted, transformed, and blurred because we are “the fragile human-like dust. Personal memories accumulate into collective memories, communal memories, and humankind memories. In a way, if I keep digging into this train of thought, the analogy is, if I keep "forgetting", there will come a time when I no longer exist. If I have no memories, if my memories are forever twisted, transformed, and blurred into a fog of lies, I am nothing. Because that means my life is not a truth that can be seen, because that means I live through a lifetime seeing and remembering a world that is not real, does the world I saw even exist? Just a black dot in the noisy crowd. An anonymous dancer flashing in Gatsby’s imagined luxurious post-war parties. A Jewish person in the eye of a Nazi, silently in a stuffy room, surrounded by a few hundred people like me. I may never even exist.


But

Because we are human

We have the right to keep the purest memory in our hearts. Because we have existed, in a life that has undergone many changes. We have a history in the midst of a flow more turbulent than anything else. Our memory is part of the world‘s history, and the history of mankind is intimately related to our lives.


History exists not only because of the events that have happened, not only because there have been great civilizations that have established their capitals in this land, history exists because people remember. They told their child, they wrote it down, people read and then pass it on, then people build statues of great figures, then people show everyone this is the statue of this king, then the next generation comes, the previous generation shows the next generation more memories. The family tree does not exist just because an ancestor has lived a life in that village, because the ancestor sleeps, sits, and eats in that big house in the village, but also because the ancestor knows that he is living his life, the ancestor gives birth to his descendants and tells them about his life, then the children and grandchildren build that ancestral temple to worship, because the parents of the fourth generation of the family lead them back to the village, saying that your ancestor used to live in that house, giving birth to your grandparents, look, your name is here in the family tree, your name is right under our names, can you see?


You exist not just because you're sitting there, watching the changing world. I exist not just because I'm sitting here, blasting loud music, listening to the sound of my neighbor's drilling, die-trying to focus on writing my homework. We exist because we have memories of ourselves, our parents, friends, teachers, our class hours, and most importantly, we have memories of a society that is changing around us. We have a rather useless brain and most of the time we use it to receive information from the outside world and imprint it on our minds. Quite a bit of information will fall apart as soon as we turn our heads in another direction, but sometimes we have images, events, emotions, imprinted on our limited brain, we call that memory. These memories exist because we care about them, because we pay attention to them, because we keep them.


"How many times have I felt that it is more important than dressing up and even breathing - once we forget memories, we will forget how to eat, or lose the ability to know how to farm."


Memory may be the only way for us to know that we exist. Memories of a little individual, as Diem Lien Khoa said, may not create a social transformation, but it has enough power to purify the conscience, to make us face reality, in our society.


From here, we enter the heart of society.


As a student, a reader, a writer, and a bit of a dumbass, but it’s okay, I believe that I am currently not capable of understanding and speaking about politics, about the right or wrong of political views and events (lmao I’ve grown so much from then I didn’t even realize). However, I think that I and other young people can understand and have the right to speak about the truth, about what our generation hears and sees in our society. I talk about this because, along with the writing of Yan Lianke, we can see that within the memories of humanity and individuals, between the gaps that connect them, there are many cover-ups, many changes in flux. And so, from memories that are suppressed, we have suppressed voices.



We have Dr. Ly Van Luong and writer Phuong Phuong, two people mentioned in the lecture of Professor Yan. They are mentioned as individuals who have the courage to speak up, for what they see and understand, for the community that needs those voices. We have Bill Gates, a billionaire with ambitions and visionary ideas ahead of his time, who predicted the global pandemic four years before Covid-19 broke out, who left his famous software company and focused on the organization for health, for his and his wife's community (this did not age well help 🙂). We have world experts who are always vigilant about concerns, urging for preventive health funds, for research to be conducted since the days of SARS, MERS, etc.



The problem lies in the fact that these people, they see, they know, they understand, and they strive for a community, a society where anything can happen. What causes their memories, knowledge, and voices to be suppressed, in a chaotic social foundation that is rushing towards money and status, towards the economy and politics? (idk why this is cute but I cringed for a bit I don’t think I'm wrong but this needs more depth lmao)


During the pandemic outbreak, I, like many students I know, am fortunate enough to be safe in my fully furnished home. Not only do I have all the necessary factors to sustain life and safety in all aspects, but I also have all the amenities that are not lacking. I relax and consider this an opportunity for myself to rest, to regulate my own rhythm of life. My mother is the same, although she is still struggling to make money, she still has the opportunity to work from home, continuing her projects, calling customers, and fully completing her work. But out there are workers who lost their jobs, workers who still have to work even though they are in danger from all sides, poor students who have no opportunity to go to school. Out there are people facing death, families trembling with anxiety, pandemics, disasters. (again this needs more depth but I think at that point I'm too tired to write more 🙂*)*



I am not a hero. Not yet at least. I cannot move mountains and pour rivers. I am not God of savior. I can only try my best to fulfill my duties, to study as much as possible, to fully grasp my life, and to hope that one day I can contribute, even a little bit. With a drop of spirit from a hopeless believer, we are hopeful for the belief that the world simply just cannot continue to be a selfish mess any longer. Society cannot continue to operate if people are trapped in a circle of distrust and a lack of community cohesion. How can people save each other if those in power do not look beyond their borders and look directly at the heart of life? Before the pandemic outbreak became a pandemic, we heard a lot of reassuring words from them, from world leaders, we heard that the pandemic would be completely controlled, that this was only the scenario of the 'enemy country' to freeze their country's economy, that people should still focus on operating the economic machinery without stopping for the pandemic.


And then the whole world froze.


Therefore, setting aside doubts and hypotheses, I think that the core of the problem lies in the basic rights of human beings and a single obvious truth: we, no matter how many borders we built, are inevitable, an indivisible cluster. To be able to have money, or status, or anything else, we must at least exist.


So, after Covid-19 (and by that I mean after any disaster), what do we have left?


The future cannot be predicted, we can only learn from the past, prepare, evolve, and hope for a better future. In the end, we are all existing, living together, and hoping to build a place that is easier to live, easier to breathe (at least that’s what I’m hoping for lmao).


Not a legend of an author and not enough of an influencer, but just as an amateur writer myself, I believe in the power of literature, art, the power of human voices in contributing to building a worthwhile life. As Professor Yan Lianke said: "If we can't speak loudly, then let's be silent. If we can't be silent, let us become silent but carry memories." Writers - Artists, leave behind, even just for a bit of, their own memories for the next generation. Write, make art, pouring their souls, their own memories, the most sincere things for society, into the wast wide world, bursting themselves into pieces of lives that "pass on to future generations". We write, we make arts, to understand, to remember, to exist and to hope, for the past, for the present, and for the future.



In the midst of life, I am still sitting here in my room writing these lines, listening to some news and some progressing figures. I don't know what to do other than to hope a lot and store some memories, some emotions about what has happened and is happening.


(and 2023 me just here trying to gain my sanity in a McDonald's on a random Tuesday 2a.m, no big deals, lov you all)





 

/VNM VER/

 

“Ký ức không thể thay đổi thế giới, nhưng nó cho chúng ta một tấm lòng chân thật.”


Nhìn xung quanh, thế giới đang quay cuồng đổi thay, nhìn về tương lai, đôi khi ta chỉ thấy một vòng lặp. Covid-19 đi qua, chúng ta có thể mong đợi điều gì? Mong đợi điều gì khi ta thấy “xác người còn chưa lạnh và nhân dân vẫn còn than khóc” và đồng thời cũng thấy người ta vang lên các khúc khải hoàn hòa với trăm ngàn lời tung hô? Diêm Liên Khoa đã có một bài giảng online vào ngày 21 tháng 2 vừa qua, sau khi đại dịch bùng nổ nơi Trung Quốc quê nhà bác cũng như trên toàn thế giới. Mặc dù có thể không thể đứng trên cùng một lập trường chính trị và tầm nhìn xã hội với giảng viên Diêm Liên Khoa, mỗi chúng ta đều có thể rút ra được điều gì cho bản thân về ký ức cá nhân, ký thức cộng đồng, và đặc biệt hơn hết là cách mà cuộc sống to lớn bao trùm lên đời sống của chúng ta đang vận hành.


Con người giữa cuộc sống vốn vẫn chỉ là cát bụi nhỏ bé. Ta còn gì khi thân xác tan vào với nền đất lạnh ngắt?



Vì ta là con người, nên ta nhỏ bé và yếu đuối, ngay cả trong một tập thể, hay, nhất là khi ta trong một tập thể. Bởi ta có đứng ở giữa, phía trên là điều phối và phía dưới là gì ta không nhớ. Ký ức ta dễ dàng bị xoay chuyển, bị biến đổi, bị xóa nhòa. “Và rồi con người mong manh như cát bụi”. Ký ức cá nhân dồn lập thành ký ức tập thể, ký ức cộng đồng, ký ức nhân loại. Nói tóm lại nếu tôi cứ mãi “hay quên”, sẽ đến lúc tôi không tồn tại nữa. Vì ký ức của tôi không thật, nên tôi sẽ thấy một thế giới không có thật. Tôi sẽ chỉ là một chấm đen trong đám đông nhốn nháo. Tôi sẽ giống như một vũ công vô danh nhấp nháy trong bữa tiệc hậu chiến xa xỉ giả tưởng của Gatsby. Tôi sẽ giống như một người Di-gan đối với Đức Quốc Xã, lặng thinh trong phòng ngạt hơi, chung quanh là vài trăm người như tôi. Tôi có thể sẽ không bao giờ tồn tại.


Nhưng

Vì ta là con người

Ta có quyền giữ lấy một miền ký ức căn nguyên trong trẻo nhất cho tâm hồn mình. Bởi ta đã tồn tại, trong một cuộc sống có thật nhiều đổi thay. Ta có một lịch sử nằm giữa một dòng chảy lớn lao hơn cả. Ký ức của ta là một phần ký ức nhân loại, và ký ức nhân loại sẽ liên quan mật thiết tới cuộc đời ta.



Lịch sử nhân loại tồn tại không phải chỉ vì những sự kiện đã từng xảy ra, không chỉ vì đã từng có những nền văn minh vĩ đại thế đã từng đặt kinh đô ở vùng đất này, lịch sử tồn tại là vì người ta viết về những cuộc chiến, vì người này viết, người sau đọc rồi giảng lại cho người sau tiếp, rồi người ta xây tượng đài của những vĩ nhân, rồi người ta chỉ cho mọi người đây là tượng đài vị vua này, rồi thế hệ sau đến, thế hệ trước lại chỉ cho thế hệ sau tiếp những điều như thế. Cụ cố của một gia đình tồn tại không phải chỉ vì cụ đã từng sống một cuộc đời ở miền quê đó, vì cụ ngủ, cụ ngồi, cụ ăn ở trong cái nhà to đùng giữa làng đó, mà còn là vì cụ biết rằng cụ đang sống cuộc đời cụ, cụ đẻ đàn con và cụ kể cho chúng cuộc đời cụ, rồi con cháu cụ xây cái nhà thờ tổ kia cho chắt chít về thắp hương, là vì bố mẹ của đám cháu ba bốn đời nhà cụ dẫn chúng nó về làng, bảo đấy cụ mày hồi xưa ở cái nhà kia, cụ đẻ ra ông bà mày.


Bạn tồn tại không phải chỉ vì bạn đang ngồi đó, bạn đang nhìn thấy thế giới biến động. Tôi tồn tại không phải chỉ vì tôi đang ngồi đây, tôi đang bật nhạc ầm ĩ át tiếng khoan tường của nhà hàng xóm để tập trung viết bài tập gửi cô giáo. Chúng ta tồn tại vì chúng ta có ký ức về bản thân, về bố mẹ bạn bè thầy cô mình, về những giờ học ta dự trên lớp, và hơn hết cả, ta có ký ức về một xã hội đang biến động quanh mình. Ta có một bộ não khá vô dụng và hầu hết thời gian ta dùng nó để tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài và in nó vào đầu. Kha khá thông tin sẽ rơi rụng ngay khi chúng ta ngoảnh mặt sang một hướng khác, nhưng đôi khi ta có những hình ảnh, những sự kiện, những cảm xúc, in hằn vào bộ nhớ ít ỏi của mình, ta gọi đó là ký ức. Những ký ức này tồn tại vì ta quan tâm đến nó, vì ta để tâm tới nó, vì ta ghi giữ nó lại. “Đã bao nhiêu lần, tôi cảm thấy rằng điều đó còn quan trọng hơn là ăn mặc, và cả hít thở — một khi ta quên đi các ký ức, ta sẽ quên cách làm sao để ăn, hay mất đi khả năng biết cày ruộng.”. Ký ức có lẽ là con đường duy nhất để ta biết rằng ta tồn tại. Ký ức của một cá nhân nhỏ bé, đúng như theo lời của Diêm Liên Khoa, có thể không thể tạo nên một chuyển biến xã hội, nhưng có đủ sức mạnh để gột rửa lương tâm, để ta chân thật đối diện với thực tại, với xã hội của mình.


Từ đây ta đi vào giữa lòng xã hội.


Với tư cách là một người học, một người đọc, một người viết, tôi cho rằng bản thân ở thời điểm hiện tại chưa có khả năng để hiểu và nói về chính trị, về sai lầm hay đúng đắn của những quan điểm/sự kiện chính trị. Thế nhưng có lẽ tôi nghĩ rằng bản thân cũng như những người trẻ đều có thể hiểu và có quyền nói về sự thật, về những gì thế hệ chúng tôi nghe và thấy trong xã hội của mình. Tôi nói về điều này là bởi cùng với lời văn của bác Diêm, ta thấy được bên trong ký ức nhân loại và cá nhân, giữa những khoảng không gắn kết chúng, là nhiều che đậy, nhiều biến đổi xoay vần. Và thế là từ những ký ức bị đè nén, ta có những tiếng nói bị đè nén.


Ta có bác sĩ Lý Văn Lượng và nhà văn Phương Phương, hai người được nói đến trong bài giảng của giảng viên Diêm. Họ được nhắc đến với tư cách là những bản lĩnh dám lên tiếng, vì những gì họ thấy và họ hiểu, vì cộng đồng cần những tiếng nói ấy. Ta có Bill Gates, một tỷ phủ với tham vọng và tầm nhìn vượt thời đại, người đã tiên đoán được về đại dịch toàn cầu bốn năm trước ngày đại dịch Covid-19 bùng nổ, người đã rời bỏ công ty phần mềm nổi tiếng của mình và tập trung vào tổ chức vì sức khỏe, vì cộng đồng của ông và vợ. Ta có những chuyên gia thế giới, luôn canh cánh nỗi lo, những lời thúc giục về quỹ y tế dự phòng, về những nghiên cứu cần được tiến hành từ ngày có SARS, MERS,...


Vấn đề nằm ở chỗ, những con người này, họ nhìn thấy, họ biết đến, họ hiểu, và họ nỗ lực vì một cộng đồng, một xã hội nơi điều gì cũng có thể xảy ra. Và hãy thử nghĩ xem, điều gì khiến cho ký ức, kiến thức, tiếng nói của họ bị đè nén? Tôi cho rằng nguyên do là bởi chính một nền tảng xã hội hỗn loạn đang lao mình về phía đồng tiền và địa vị, về phía kinh tế và chính trị.


Giữa đại dịch bùng nổ, tôi cũng như nhiều học sinh tôi biết may mắn được an toàn trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của mình. Tôi không chỉ có đầy đủ những yếu tố cần thiết để duy trì sự sống và sự an toàn về mọi mặt, tôi còn có tiện nghi bốn bề không thiếu thốn gì. Tôi thảnh thơi và coi như đây là dịp để bản thân được nghỉ ngơi, điều tiết lại nhịp sống của bản thân. Mẹ tôi cũng vậy, tuy vẫn là lao tâm khổ tứ kiếm tiền, nhưng vẫn có cơ hội làm việc tại nhà, tiếp tục thực hiện dự án, gọi điện khách hàng, đầy đủ hoàn thành công việc. Nhưng ngoài kia là người lao động chân tay mất việc, là người lao động vẫn phải đi làm mặc dù nguy hiểm tứ phía, là học sinh nghèo không có cơ hội học hành. Ngoài kia là người người cận kề cái chết, là nhà nhà run rẩy lo lắng, là đại dịch, là thảm họa.


Tôi ở đây chẳng thể thay đổi được điều gì. Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, để học hỏi thật nhiều, để hiểu về cuộc sống, để mong mỏi rằng rồi một ngày bản thân có thể đóng góp được, dù là chút ít. Tôi hiểu rằng thế giới không thể tiếp tục là một mớ hổ lốn ích kỉ. Xã hội không thể tiếp tục vận hành nếu con người ta mắc kẹt trong một vòng tròn thiếu niềm tin và thiếu sự gắn kết cộng đồng. Làm sao mà người ta có thể cứu lấy nhau nếu như các nhà cầm quyền không nhìn rộng ra khỏi biên giới và nhìn thẳng vào vấn đề cốt lõi của cuộc sống? Trước khi bệnh dịch bùng nổ thành đại dịch, ta được nghe nhiều những lời trấn an của họ, những nhà cầm quyền trên thế giới, ta nghe được rằng bệnh dịch sẽ hoàn toàn được kiểm soát, rằng đây chỉ là kịch bản của ‘nước kẻ thù’ nhằm làm đóng băng kinh tế đất nước họ, rằng mọi người vẫn nên tập trung tiếp tục vận hành bộ máy kinh tế không để vì bệnh dịch mà phải dừng chân. Và rồi cả thế giới đóng băng.


Thế nên, tạm gạt đi mọi nghi ngờ, mọi giả thuyết, tôi nghĩ rằng cốt lõi của vấn đề nằm ở những quyền cơ bản của con người và một sự thật đương nhiên duy nhất: chúng ta là một tập thể không thể tách rời. Để có thể có được đồng tiền và địa vị, có lẽ trước hết chúng ta ít nhất phải tồn tại.


Vậy thì, sau Covid-19, chúng ta còn lại gì?



Tương lai là không thể đoán định, ta chỉ có thể học từ quá khứ và luôn luôn học hỏi, chuẩn bị và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Cuối cùng thì chúng ta đều đang tồn tại, cùng sống với nhau và cùng mong rằng có thể xây dựng một nơi dễ sống, dễ thở hơn, tôi tin là vậy.


Không phải là một nhà văn và cũng chưa đủ tầm ảnh hưởng, nhưng tự bản thân là một người viết, tôi tin vào sức mạnh của văn học, của nghệ thuật, sức mạnh của tiếng nói con người trong việc góp phần xây dựng một cuộc đời đáng sống. Giống như những gì giảng viên Diêm Liên Khoa đã nói: “Nếu ta không thể nói to thì hãy là những kẻ thầm thì. Nếu ta không thể là những kẻ thầm thì, hãy để chúng ta trở thành những kẻ lặng câm nhưng mang theo ký ức.”. Người viết, là người để lại dù chỉ là một chút ký ức của chính mình cho dòng đời tiếp chuyển. Nhà văn viết, là để dồn cảm xúc mình vào cùng với ký ức riêng mình, những gì thật lòng nhất với xã hội trước mắt, in vào câu chữ mà “truyền lại cho thế hệ tương lai”. Viết để hiểu, để nhớ, để tồn tại và để hy vọng vào tương lai.


Giữa cuộc đời, tôi vẫn ngồi đây trong căn phòng mình viết những dòng này, nghe ngóng chút tin tức và vài số liệu đang tiến triển. Chẳng biết làm gì hơn ngoài hy vọng thật nhiều và lưu trữ chút ký ức, chút cảm xúc về những gì đã và đang xảy ra.




 

If you read all the way till here, tenkyou, that's so cute and nice.

Seee yaa.




49 views0 comments

Recent Posts

See All

i meant

Comentários


bottom of page